Thay nước cho hồ thủy sinh vấn đề cần lưu ý

Thay nước cho hồ thủy sinh là công việc cực kỳ quan trọng để đảm bảo môi trường sống của hệ thủy sinh trong bể. Việc tự vệ sinh không những có thể tiết kiệm chi phí, được tận tay chăm sóc cho sở thích mà còn là cách giúp bể thủy sinh trở thành sản phẩm nội thất độc đáo và góp phần làm tăng nguồn năng lượng tích cực của sự may mắn, giàu có cho gia đình bạn.

Khoảng bao lâu thì nên thay nước cho hồ thủy sinh?

Thay nước cho hồ thủy sinh chỉ nên từ 30-50% nước hồ mỗi 1-2 tuần. Thay nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên tùy thuộc vào lượng cá mà ta thả trong hồ và công xuất – chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc kích thước hay dung tích hồ.

Không nên thay nhiều hơn 50% nước trong mỗi lần thay nước hồ. Khi bạn thay nước giúp loại bỏ được rất nhiều chất độc, thay nước cũng là dịp để bạn phát hiện ra những điều bất thường xuất hiện và ảnh hưởng tới hồ thủy sinh, nhưng thay nước nhiều và liên tục sẽ làm hao hụt hệ vi sinh, làm môi trường nước thay đổi nhanh, dẫn tới sự mất ổn định ở hệ động thực vật trong hồ.

Điều này có thể làm thay đổi chỉ số chất lượng nước nhanh chóng như độ pH gây ảnh hưởng bất lợi tương tự như trong trường hợp thay đổi nhiệt độ nước đột ngột. Để xử lý nước, bạn có thể dùng thuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử pH; tăng/giảm pH, men làm trong nước…để tạo môi trường tốt cho cá. Còn khi bạn thay nước ít quá sẽ làm tồn đọng chất độc trong bể, gây ra những hệ quả không tốt.

Những điều nên và không nên khi thay nước cho hồ thủy sinh?

Thay nước cho hồ thủy sinh cần được chú trọng và không được bỏ qua vì bạn không thể phó thác hoàn toàn việc làm sạch môi trường nước cho hệ thống lọc. Bộ lọc không thể loại bỏ hoàn toàn các dưỡng chất thừa và các loại độc tố trong nước, nó chỉ có thể gạn lọc và giữ lại một số loại cặn bã và bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng khi làm vệ sinh lọc.

Chính vì vậy, người chơi hồ thủy sinh nên hiểu rằng hệ thống lọc dù tốt đến mấy cũng không thể loại bỏ nhiều thứ không mong muốn một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra để chắc chắn rằng thứ nước bạn dùng để thay cho hồ thuỷ sinh của bạn có cùng nhiệt độ với trước đó. Sự thay đổi quá đột ngột với biên độ lớn sẽ gây shock và stress cho cá, dẫn đến tình trạng cá nhiễm các loại bệnh và có thể gây chết cá trong nhiều trường hợp chênh lệch nhiệt độ nghiêm trọng.

Tuyệt đối không nên quên dùng hóa chất khử clo nếu bạn dùng nước máy trực tiếp. Chlorine và chloramines có thể giết chết cá và hại cây nếu không được khử trước khi sử dụng nước máy trực tiếp từ vòi để thay nước hồ. Hóa chất khử clo thường cũng giúp khử luôn thành phần kim loại nặng có hại cho cây thủy sinh hay các loại cá cảnh như đồng chẳng hạn.

Chú ý nên thay nước sau khi sử dụng thuốc chữa bệnh cho cây hoặc cá, sau khi xáo trộn nền để thay đổi bố cục hồ thuỷ sinh, hoặc sau khi bổ sung thứ gì đó mà quá liều, bao gồm cả phân bón. Thay nước giúp đưa hồ về trạng thái ổn định nhờ việc lọai bỏ các chất thải hòa tan và các hóa chất hiện diện trong môi trường hồ. Việc thay nước giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề của hồ thuỷ sinh và hiếm khi gây hại nếu ta thực hiện việc này vừa phải.

Hướng dẫn cách thay nước cho hồ thủy sinh đơn giản nhất

Theo khuyến cáo thì nên thay nước 20% mỗi tuần đối với hồ có hệ sinh thái ổn định và 10% mỗi 2 ngày đối với hồ mới setup. Trường hợp bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi và vật trang trí thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước.

Khi thay nước bạn nên dùng vợt vớt hết rác trong hồ trước khi thay nước. Sử dụng cây cọ hồ thủy sinh 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ hồ hay sử dụng bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe kẽ kín nhất trong hồ.

Tiếp theo là bơm nước vào hồ. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là bạn sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ. Nó sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Lưu ý xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được sử dụng trong gia đình hằng ngày.

Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại, nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy. Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây để sửa sang lần cuối hồ cá nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now ButtonNHẤN GỌI NGAY
Contact Me on Zalo